The Economist: Việt Nam lọt top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới, nhiều triển vọng thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển trong đại dịch Covid-19

Một nghiên cứu mới đây cho thấy các nền kinh tế mới nổi đang nhanh chóng bắt kịp các quốc gia tiên tiến.

Năm 2020 có thể là một năm tệ hại, nhưng trớ trêu thay lại có thể được coi là một năm "hội tụ" theo các nhà kinh tế học. Việc này diễn ra khi các quốc gia nghèo tăng trưởng nhanh hơn các quốc gia giàu có, qua đó thu hẹp khoảng cách thu nhập. Năm nay có thể khác biệt đôi chút. Hầu như sẽ chẳng có thị trường mới nổi nào đạt tăng trưởng – có thể trừ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam. Nhưng vì các nền kinh tế tiên tiến có thể còn bị tổn hại nhanh hơn nữa, nên khoảng cách giữa các quốc gia sẽ được thu hẹp lại. Trong đại dịch, tương tự như trong cuộc đua nước rút 400m, vòng nguyệt quế sẽ thuộc về người nào ít chậm lại nhất.

Lần cuối cùng việc thu hẹp khoảng cách tăng trưởng giữa các nền kinh tế diễn ra là vào năm 2013 (xem Hình 1). Đó là thời điểm diễn ra sự kiện "taper tantrum" chứng kiến sự tụt dốc mạnh của thị trường chứng khoán và giá trị đồng tiền các nền kinh tế mới nổi với nỗi lo ngại các nhà đầu tư quốc tế rút vốn. 

Sự kiện này đánh dấu kết thúc của một thập kỷ lạc quan mạnh mẽ ở các thị trường mới nổi, được biểu tượng bởi sự thích thú với nhóm "BRICS" – một từ viết tắt do Goldman Sachs đưa ra, giúp thu hút nhiều nhà đầu tư vào 4 thị trường mới nổi đông dân nhất bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc .

Ý tưởng rằng các nền kinh tế "phía sau" có thể tăng trưởng nhanh hơn các nền kinh tế phát triển lần đầu được đưa ra bởi các nhà lịch sử kinh tế như Alexander Gerschenkron vào những năm 1950 và Moses Abramovitz vào những năm 1970. Lý thuyến này dựa trên giả định rằng việc mô phỏng bắt chước sẽ dễ dàng hơn sáng tạo đổi mới và rằng lợi tức đầu tư sẽ tăng cao khi vốn khan hiếm. 

Mới đây, các nhà kinh tế Dev Patel (Đại học Harvard), Justin Sandefur (Trung tâm Phát triển Toàn cầu), và Arvind Subramanian (Đại học Ashoka) đã khẳng định rằng những bằng chứng về tốc độ tăng trưởng nhanh hơn này tuy khá mờ nhạt trong thời kỳ từ những năm 1970 đến đầu những năm 1990, nhưng đã trở nên rõ rệt và mạnh mẽ hơn nhiều kể từ đó tới nay.

The Economist: Việt Nam lọt top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới, nhiều triển vọng thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển trong đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Hình 1: Các nền kinh tế mới nổi dần thu hẹp khoảng cách với các quốc gia phát triển

Trong khi dự báo về tương lai phát triển của khối BRICS, Goldman đã đưa ra một phiên bản cẩn trọng hơn đối với lý thuyết của mình, được gọi là sự hội tụ "có điều kiện". Nói một cách đơn giản  là các nước nghèo sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các nước giàu, nếu các điều kiện khác giữ nguyên. Các điều kiện khác bao gồm những đặc điểm nhất định của một quốc gia, ví dụ như trình độ giáo dục, mức độ mở đối với thương mại kinh doanh, mức độ thâm nhập của Internet, cùng với 10 đặc điểm khác. 

Giới học thuật thậm chí còn mở rộng phạm vi này lớn hơn nhiều. Theo các chuyên gia Steven Durlauf (Đại học Chicago), Paul Johnson (Đại học Vassar) và Jonathan Temple (chuyên gia kinh tế độc lập), các nhà nghiên cứu đã tìm ra tới 145 yếu tố khả thi có thể ảnh hưởng đến học thuyết nói trên. Danh sách này bao gồm đủ thứ, từ lạm phát và đầu tư trực tiếp nước ngoài cho tới tôn giáo, thời tiết khắc nghiệt, hay tần suất đọc báo của người dân.

Goldman giả định rằng các nền kinh tế mới nổi sẽ bắt kịp với mô hình thành công nhất, điển hình như Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nền kinh tế dường như hội tụ với những nền kinh tế lân cận hoặc đồng minh, thay vì hội tụ với những quốc gia hàng đầu thế giới. Trên thực tế, những ví dụ hội tụ hay nhất đến từ trong nội bộ các quốc gia hoặc khối kinh tế. Các tỉnh nghèo của Nhật Bản thường có xu hướng bắt kịp với các tỉnh giàu hơn, cũng như các tỉnh của Canada, các bang của Ấn Độ và trong các khu vực của châu Âu.

Nếu động lực thúc đẩy hội tụ hoạt động trong các khối này, thì chúng ta sẽ tự hỏi liệu các khối nhóm tương tự khác có tồn tại hay không. Liệu có bất cứ "câu lạc bộ" hội tụ, bất kể giàu hay nghèo, mà trong đó các thành viên đang xích lại gần nhau hơn hay không?

Trong cuốn sách mới xuất bản gần đây có tên "Global Productivity: Trends, Drivers and Policies" (tạm dịch "Năng suất Toàn cầu: Xu thế, Động lực và Chính sách"), Ngân hàng Thế giới đã sử dụng một thuật toán để phân loại nhiều tổ hợp các quốc gia nhằm tìm kiếm các nhóm có vẻ như đang hội tụ với nhau. 

Dựa trên mức năng suất của 97 nền kinh tế kể từ năm 2000 đến nay, Ngân hàng Thế giới đã xác định được 5 khối. 3 khối ảm đạm nhất bao gồm các quốc gia tương đối nghèo. Khối thứ tư bao gồm một số quốc gia lớn chưa phát huy hết tiềm năng, bao gồm Argentina, Brazil, Indonesia, Mexico và Nam Phi.

Khối quốc gia thành công nhất bao gồm tất cả các nền kinh tế phát triển, cùng với 16 nền kinh tế mới nổi gồm có Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam (xem Hình 2). Các thành viên nghèo hơn có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn các nước giàu hơn, ở tốc độ sẽ khiến khoảng cách về năng suất giữa các quốc gia giảm đi một nửa sau mỗi 48 năm.

The Economist: Việt Nam lọt top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới, nhiều triển vọng thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển trong đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Hình 2: Năng suất lao động của các nền kinh tế mới nổi thành công nhất

Vậy điều gì lý giải cho lực hướng tâm hội tụ ở đây? Chắc chắn không phải từ sự gần gũi nhau, khi các quốc gia trải từ Myanmar và Canada tới Phần Lan và Chile. Nhiều thành viên trong nhóm có mức độ đầu tư và thương mại cao, nhưng cũng có nhiều thành viên ở các khối phía dưới có mức độ như vậy. Trình độ giáo dục và sự hiệu quả về quản trị của chính phủ cao hơn mang lại sự khác biệt lớn hơn, ít nhất là khi các quốc gia bắt đầu giai đoạn bám đuổi.

Phần lớn các thành viên ở khối đầu cũng có thứ hạng cao trong một thang đo về "độ phức tạp" của nền kinh tế. Thang đo này được xây dựng bởi GS Ricardo Hausmann (Đại học Harvard) và PGS Cesar Hidalgo (Viện Công nghệ Massachusetts). Theo đó, những quốc gia được chấm điểm cao hơn nếu các sản phẩm xuất khẩu của họ vừa chiết trung (dung hòa), lại vừa độc đáo, bao gồm nhiều loại sản phẩm đa dạng mà không nhiều nước khác có thể xuất khẩu. 

Nhưng cũng có một số ngoại lệ. Chile nằm ở khối đầu, nhưng nền kinh tế của nước này không quá phức tạp. Điều này có thể lý giải bởi sản phẩm xuất khẩu của họ (đồng, cá hồi, trái cây) trông có vẻ đơn giản nhưng lại được sản xuất, chế biến và đóng gói theo một cách hết sức tinh tế. Ví dụ, những quả cherry tròn đỏ mọng của Chile được lựa chọn cẩn thận và bán tới Trung Quốc như biểu tượng của sự xa hoa.

Các tác giả viết cuốn sách mới của World Bank lo ngại rằng đại dịch Covid-19 sẽ kìm hãm đầu tư, rút ngắn các chuỗi cung ứng và nuôi dưỡng sự thiển cận, tất cả những yếu tố này đều có thể ngăn trở sự hội tụ. Nhưng đâu đó vẫn có những điểm sáng. Ví dụ, những cơn khủng hoảng có thể thúc đẩy các cải cách cơ cấu, sự thiếu bảo tồn các nguồn vốn lạc hậu trong những thời kỳ đen tối có thể thúc đẩy sự thay thế bằng các công nghệ mới hơn trong quá trình phục hồi.

Những nhà tiên phong của học thuyết hội tụ hiểu rằng một quốc gia không thể khai thác triệt để những tiến bộ công nghiệp nếu họ cứ tiếp tục theo sát các mô hình sản xuất và tiêu dùng thông thường, hay còn được gọi là "phong tục tập quán". 

Vì vậy, GS kinh tế Abramovitz tin rằng chiến tranh và các bất ổn chính trị có thể được coi là "trải nghiệm khai thông cơ bản để mở đường cho những con người mới, tổ chức mới và phương thức hoạt động mới". Những người lạc quan, những người mong chờ sự hội tụ sẽ kéo dài hơn một năm đầy biến động này, cần phải giữ niềm tin rằng đại dịch Covid-19 sẽ mở ra những cải cách mới cho các nền kinh tế.

Thư Thư - Theo Báo dân sinh

Bài viết khác
Bộ Tài Chính cho biết, nợ phải trả của Tổng Cty Sông Đà vào cuối năm 2019 là hơn 11.000 tỉ đồng, trong đó hàng loạt công ty con rơi vào tình trạng thua lỗ, có nguy cơ mất vốn nhà nước
Bộ Tài Chính cho biết, nợ phải trả của Tổng Cty Sông Đà vào cuối năm 2019 là hơn 11.000 tỉ đồng, trong đó hàng loạt công ty con rơi vào tình trạng thua lỗ, có nguy cơ mất vốn nhà nước
KINH DOANH Việt Nam là địa điểm lý tưởng để đón dịch chuyển đầu tư
Lãnh đạo Kocham cho rằng Việt Nam có nhiều lợi thế để đón làn sóng dịch chuyển đầu tư sau dịch Covid-19. Tuy nhiên, cần có chính sách ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
Nguồn cung căn hộ mất cân đối: Trung tâm khan hiếm, vùng ven dư thừa
Tại Long Biên, Gia Lâm, Hà Đông... nguồn cung mới vượt xa nhu cầu; trong khi đó, tại các quận trung tâm, nguồn cung hạn chế bởi quỹ đất để phát triển dự án gần như không còn dù nhu cầu vẫn cao, đã đẩy giá căn hộ trung và cao cấp tăng 3-5%
Cúm mùa khiến 6.600 người chết ở Mỹ trong vài tháng: Vì sao dân Mỹ thờ ơ hơn virus Corona?
Virus cúm khiến ít nhất 6.600 người chết ở Mỹ trong mùa đông năm nay, nhưng nó hoàn toàn không được chú ý như khi đối phó với dịch bệnh virus Corona.


BUILD YOUR HAPPY SPACE

Saigon Design sở hữu đội ngũ KTS, KS, hàng trăm công nhân lành nghề cùng nhiều trang thiết bị hiện đại. Chúng tôi tự hào là nhà tư vấn, thiết kế và thi công cho nhiều công trình trên cả nước với chi phí cạnh tranh.



Trụ sở: 68 Đường số 11, KDC Cityland Park Hills, P.10, Q.Gò Vấp 

VP Đắk Lắk: Căn ML87, đường Tôn Đức Thắng, KĐT EcoCity Premia, P. Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Điện thoại: 0902 774 779 (Mr Phương) - 0938 395 385 (Mr Sơn)

Email: info@saigondesign.com.vn

Website: www.saigondesign.com.vn

XEM BÁO GIÁ XÂY DỰNG NHÀ PHỐ TRỌN GÓI: TẠI ĐÂY

Copyright @2019 SAIGON DESIGN. All right reserved.