Chuyên gia chính sách
Trang (Mae) Nguyen là giáo sư luật tại Trường Luật Beasley của Đại học Temple (bang Pennsylvania, Mỹ). Bà tập trung nghiên cứu lĩnh vực quản trị kinh doanh xuyên quốc gia, chuỗi cung ứng toàn cầu và mô hình chính phủ ở châu Á. Đây là bài viết của bà và GS Edmund Malesky (ĐH Duke, Mỹ) với bản tiếng Anh được đăng tải đầu tiên trên trang web của Viện Brookings (Mỹ). Zing đăng tải bản tiếng Việt với sự đồng ý của tác giả và Viện Brookings.
Việt Nam đã nhận được nhiều lời khen khi phản ứng hiệu quả với dịch Covid-19. Các chuyên gia cho rằng thành công này có được là nhờ kinh nghiệm đối phó với dịch SARS trong quá khứ.
Tuy nhiên, một yếu tố khác cần phải được đề cập tới. Đó là nỗ lực của Việt Nam trong hàng thập kỷ để cải thiện hệ thống quản trị và phản ứng từ cấp địa phương.
Việt Nam có một câu thành ngữ lâu đời mà tới nay vẫn còn giá trị: “Phép vua thua lệ làng”. Những chính sách do trung ương đưa ra không được thực thi tại địa phương một cách “tự động” mà thường trải qua quá trình điều chỉnh cẩn trọng để tương thích với điều kiện thực tế.
Trong bối cảnh đó, làm thế nào Việt Nam có thể khiến toàn xã hội đồng nhất tuân thủ các biện pháp nhằm ngăn chặn Covid-19?
Những thay đổi quan trọng bắt đầu từ chủ trương Cải cách Thủ tục Hành chính năm 1995. Chương trình này được tiếp tục vào năm 2010 nhằm mục đích giảm thiểu thủ tục hành chính cho công dân khi tiếp cận các dịch vụ công.
Trong khủng hoảng Covid-19, công dân Việt Nam không phải lo lắng về chi phí xét nghiệm, điều trị và cách ly, giúp nâng cao ý thức tuân thủ các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt của chính phủ.
Kể từ khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhậm chức vào năm 2016, chính phủ đã dành nhiều tâm sức cho cải cách thủ tục hành chính bằng sáng kiến ứng dụng chính phủ điện tử. Hệ thống này cho phép chính quyền địa phương đăng tải thông tin trực tuyến và người dân có thể thực hiện các thủ tục hành chính qua Internet.
Sau khi nghiên cứu Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh (PCI) của các doanh nghiệp trong nước và Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công Cấp tỉnh (PAPI) giữa các cơ quan chính quyền Việt Nam, chúng tôi nhận thấy các địa phương đã có tiến bộ tương đối đồng đều trong việc cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe, tiếp cận thông tin và phòng chống tham nhũng.
Ví dụ, dữ liệu khảo sát cấp quốc gia và tại các thành phố lớn đều cho thấy tỷ lệ người dân có bảo hiểm y tế tăng nhanh theo thời gian, và chạm đỉnh là 92% như hiện nay.
Chất lượng dịch vụ tại bệnh viện được cải thiện liên tục, trong khi hành vi hối lộ y bác sĩ cũng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Khi tham nhũng vẫn còn là mối quan tâm hàng đầu, giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội gần đây đã bị truy tố về tội thông đồng nhằm tăng giá mua máy xét nghiệm Covid-19. Động thái này nhận được sự hưởng ứng của người dân.
Trong khủng hoảng Covid-19, công dân Việt Nam không phải lo lắng về chi phí xét nghiệm, điều trị và cách ly. Tất cả những yếu tố trên đã giúp nâng cao ý thức tuân thủ các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt của chính phủ.
Dữ liệu khảo sát cũng ghi nhận một bước ngoặt trong nhận thức của người dân về tính minh bạch của chính phủ ở cả cấp trung ương và địa phương. Từ năm 2015, người dân có khả năng truy cập vào dữ liệu của chính phủ (bao gồm bản đồ đất đai, ngân sách, danh sách hộ nghèo và tài liệu pháp lý). Các doanh nghiệp cũng cho thấy họ ngày càng đặt nhiều niềm tin vào giới lãnh đạo cấp trung ương và địa phương.
Tính minh bạch là điểm sáng đáng chú ý trong quá trình Việt Nam phản ứng với Covid-19. Bộ Y tế đã đăng tải trực tuyến thông tin tất cả ca bệnh, cho phép các nhà khoa học và thậm chí cả cộng đồng mạng phân tích sâu hơn về khả năng lây lan của bệnh dịch. Trên cấp độ vĩ mô, trước đó Việt Nam đã ban hành chính sách minh bạch hóa thông tin, bao gồm Luật Tiếp cận thông tin.
Khi một người bệnh từng nhiễm Covid-19 tử vong vì suy gan, chính phủ đã nhanh chóng công bố nguyên do tử vong của bệnh nhân này không phải bởi Covid-19, mà do rối loạn chức năng gan. Trước đó, bệnh nhân đã có xét nghiệm âm tính với Covid-19. Những tuyên bố công khai như vậy cho phép người dân bình luận và cải chính nếu cần thiết.
Thành công của một quốc gia trong việc ngăn chặn Covid-19 nằm ở khả năng sử dụng và quản lý các nguồn lực tập trung.
Từ đó, có thể thấy rằng năng lực quản trị của chính phủ Việt Nam thể hiện trong những tháng vừa qua không phải là thành tựu nhất thời. Đây là “trái ngọt” có được từ những hạt giống được gieo trồng từ hàng thập kỷ trước và nỗ lực vun đắp không ngừng nghỉ để cải thiện hệ thống quản trị cũng như tính hợp pháp.
Lấy ví dụ về các nước như Trung Quốc, Đức và Hàn Quốc, chuyên gia ngành luật Taisu Zhang cho rằng thành công của một quốc gia trong việc ngăn chặn Covid-19 không bắt nguồn từ thể chế chính trị, mà nằm ở khả năng sử dụng và quản lý các nguồn lực tập trung.
Tuy còn quá sớm để tuyên bố thắng lợi, nhưng trong suốt thời gian qua Việt Nam đã cho thấy các biện pháp hiệu quả trong lĩnh vực y tế, minh bạch hóa thông tin và quản trị tại địa phương.
Điều này chứng minh sự phối hợp đồng bộ giữa địa phương và trung ương đóng vai trò quan trọng vào thành công nói chung của các chính sách cấp quốc gia. Đây xứng đáng trở thành ví dụ tham khảo tích cực cho các nước trong thời kỳ khủng hoảng vì Covid-19.
Thay thế cho khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc”, Việt Nam kêu gọi người dân “chung sống với đại dịch”, thiết lập trạng thái bình thường mới, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, vừa chống dịch.
Điều này liệu có mang lại triển vọng phục hồi kinh tế cho Việt Nam?
Cuộc khảo sát được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện gần đây cho thấy Việt Nam đã chấp nhận hy sinh phát triển kinh tế để tập trung chống dịch với những biện pháp khắt khe. Hai ưu tiên của Việt Nam trong giai đoạn mở cửa trở lại nền kinh tế sau đại dịch là thúc đẩy thị trường nội địa và tái định vị để đón đầu các cơ hội trong chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tương lai của đại dịch Covid-19 vẫn còn rất mơ hồ. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần thay đổi cơ bản để thích ứng.
Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các công ty, cho dù là doanh nghiệp nước ngoài, tư nhân hay nhà nước, đều dự kiến thua lỗ và phải sa thải nhân viên. Gần 85% doanh nghiệp cho biết thị trường tiêu dùng đã bị thu hẹp, 60% lo lắng về việc thiếu vốn và dòng tiền, trong khi 43% dự kiến sa thải nhân viên do thiếu việc làm.
Để xoa dịu hậu quả của Covid-19, Việt Nam đã ban hành một loạt các biện pháp cứu trợ. Những chính sách đã được áp dụng bao gồm cung cấp các gói vay mới để trả lương và tăng phúc lợi xã hội cho người lao động mất việc trong mùa dịch.
Chính phủ cũng đang cân nhắc các biện pháp khác như ưu tiên tiêu thụ hàng hóa trong nước, phát hành trái phiếu đô thị và tìm nguồn nguyên liệu mới. Nhận thấy khả năng thanh toán và bảo vệ dòng tiền là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, các Bộ, ngành đã khuyến nghị các biện pháp cắt giảm chi phí, như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng, loại bỏ phí lãi suất nộp chậm thuế, cho vay ưu đãi và giảm lãi suất cho các khoản vay hiện có.
Tương lai của đại dịch Covid-19 vẫn còn rất mơ hồ. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần thay đổi cơ bản để thích ứng, như tăng cường tự động hóa, chuyển sang các kênh phân phối trực tuyến và tổ chức lại mô hình làm việc để đảm bảo giãn cách xã hội.
Trong thời gian tới, câu hỏi được đặt ra là Việt Nam sẽ xoay sở như thế nào để cân bằng giữa nhu cầu hỗ trợ doanh nghiệp và đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân.
Trước hàng loạt những thách thức, phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ của Việt Nam đối với Covid-19 đã chứng tỏ được tính hiệu quả và mang lại tiềm năng trở thành điểm sáng kinh tế trên thế giới.
Phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ của Việt Nam đối với Covid-19 đã chứng tỏ được tính hiệu quả và mang lại tiềm năng trở thành điểm sáng kinh tế trên thế giới.
Ngân hàng Thế giới dự báo Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia hiếm hoi trên toàn cầu có mức tăng trưởng kinh tế tích cực vào năm 2020. Đáng ngạc nhiên hơn nữa, trong khi nền kinh tế thế giới hứng chịu cú sốc đại dịch, Việt Nam vẫn thu hút được 8,6 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong quý đầu năm 2020, tương đương gần 80% số vốn cùng kỳ năm 2019.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh rằng phản ứng của Việt Nam trước đại dịch có liên quan đến vị thế quốc gia trong khu vực và trên trường quốc tế.
Với tư cách là chủ tịch ASEAN năm 2020 và ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã sẵn sàng đóng vai trò lớn hơn trên trường quốc tế. Hệ thống quản trị được nâng tầm hiệu quả đã giúp Việt Nam vượt qua đại dịch Covid-19 và sẽ tiếp tục phát huy giá trị khi nền kinh tế mở cửa trở lại.
Trang (Mae) Nguyen - Edmund Malesky
Đồ hoạ: Mai Minh Hồng - Biên dịch: Tuệ An
Trụ sở: 68 Đường số 11, KDC Cityland Park Hills, P.10, Q.Gò Vấp
VP Đắk Lắk: Căn ML87, đường Tôn Đức Thắng, KĐT EcoCity Premia, P. Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Điện thoại: 0902 774 779 (Mr Phương) - 0938 395 385 (Mr Sơn)
Email: info@saigondesign.com.vn
Website: www.saigondesign.com.vn
XEM BÁO GIÁ XÂY DỰNG NHÀ PHỐ TRỌN GÓI: TẠI ĐÂY